Doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin có giá trị, đặc biệt là hợp đồng và các vấn đề liên quan. Bởi những vấn đề về bảo mật hợp đồng này quyết định đến bí mật kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Dưới đây là cơ sở pháp lý về vấn đề bảo mật hợp đồng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
- Luật Thương mại 2005;
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Bộ luật Lao động năm 2019;
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
1. Hiểu đúng về bảo mật thông tin hợp đồng cho doanh nghiệp
Bảo mật thông tin hợp đồng cho doanh nghiệp là bảo vệ các thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp để tránh khỏi sự “đánh cắp” của kẻ xấu và rò rỉ thông tin quan trọng. Bảo mật thông tin hợp đồng quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Khi nhận được thông tin của bên kia trong hợp đồng, bên còn lại có nghĩa vụ bảo mật thông tin đó và không được sử dụng cho mục đích khác. Vấn đề bảo mật này liên quan đến “bí mật kinh doanh” và thường liên quan đến các loại thông tin khác nhau như:
- Bí quyết kỹ thuật và khoa học: công thức sản xuất sản phẩm, cấu tạo kỹ thuật của sản phẩm, bản thiết kế…
- Thông tin thương mại: danh sách khách hàng, hệ thống nhà phân phối, kế hoạch kinh doanh, chiến lược quảng cáo…
- Thông tin nhân sự, công nghệ liên quan
- Thông tin về tài chính: cơ cấu giá…
Thông thường, các điều khoản cần bảo mật thông tin trong hợp đồng doanh nghiệp sẽ bao gồm:
- Đối tượng và thông tin cần được bảo mật: Có thể gồm thỏa thuận của hợp đồng, thông tin khách hàng, thiết kế bản quyền và các thông tin liên quan khác.
- Thông tin về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến bảo mật thông tin.
- Trách nhiệm khi các bên vi phạm về bảo mật thông tin.
Các quy định liên quan đến bảo mật thông tin hợp đồng giúp tạo sự ràng buộc, duy trì đạo đức kinh doanh cũng như công bằng trong thương mại. Ngoài ra, việc bảo mật thông tin hợp đồng giúp doanh nghiệp sáng tạo và bảo vệ những sáng tạo này để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Bảo mật hợp đồng cho doanh nghiệp là hết sức quan trọng bởi trong nhiều trường hợp, thông tin hợp đồng của các bên được cung cấp cho nhau chi tiết mà nếu bị tiết lộ những thông tin này sẽ gây tổn hại cho ít nhất một bên.
>>> Lưu ý: Để bảo mật hợp đồng, chứng thực chữ ký là điều hết sức quan trọng. Hiện nay đa số các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử trong ký kết hợp đồng, xem ngay hướng dẫn kiểm tra chữ ký số tại đây để đảm bảo an toàn trong giao kết.
2. Quy định liên quan đến bảo mật thông tin trong các loại hợp đồng
Quy định liên quan đến bảo mật thông tin cho doanh nghiệp là rất quan trọng và được áp dụng cho nhiều loại hợp đồng, phổ biến là hợp đồng lao động và hợp đồng thương mại.
2.1. Hợp đồng lao động
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 21, Bộ luật Lao động năm 2019: “Người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung và thời hạn bảo vệ bí mật đó, cũng như quyền lợi, bồi thường trong trường hợp vi phạm”.
Như vậy, người sử dụng lao động cần liệt kê chi tiết về quy định bảo mật với người lao động trong hợp đồng lao động. Các thông tin gồm loại tài liệu cần bảo mật, thời gian, phạm vi hiệu lực, quy định về vô hiệu hóa, chế tài vi phạm… Người lao động cần đọc và xác nhận với những vấn đề liên quan đến bảo mật này.
2.2. Hợp đồng thương mại
Trong hợp đồng thương mại, ngoài các thông tin liên quan đến chủ thể, nội dung của hợp đồng thì các quy định về bảo mật thông tin cũng là những thông tin rất quan trọng. Hiện nay có nhiều quy định pháp luật đảm bảo tính bảo mật trong hợp đồng thương mại, tiêu biểu như:
- Khoản 4, Điều 289, Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân nhận quyền có nghĩa vụ phải giữ bí mật liên quan đến bí quyết kinh doanh trong và cả khi hợp đồng thương mại đã hết hiệu lực.
- Điểm c, khoản 1, Điều 24, Nghị định 35/2006/NĐ-CP và khoản 2 Nghị định này quy định thương nhân bị xử phạt khi vi phạm nghĩa vụ liên quan đến cung cấp thông tin khi nhượng quyền thương mại. Đồng thời, thương nhân vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại với mức phạt theo quy định nhà nước.
- Điểm C, Khoản 3, Điều 6, Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định đối với bí mật kinh doanh thì quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở hợp pháp và cần bảo mật bí mật đó.
- Điểm b, Khoản 1, Điều 45 của Luật Cạnh tranh 2018 quy định cấm xâm phạm thông tin về bí mật kinh doanh khi không được phép của chủ sở hữu.
Hiểu được tầm quan trọng của bảo mật hợp đồng cho doanh nghiệp, hiện nay nhiều nhà cung cấp đã mang đến giải pháp hợp đồng điện tử. Theo đó mọi dữ liệu, giao dịch đều được lưu trữ trên hệ thống đám mây với sự quản lý từ nhà cung cấp. Các bên muốn ký hợp đồng phải thực hiện ký số (chỉ có chủ sở hữu mới có mật khẩu).
Hiện nay, phần mềm hợp đồng điện tử VNPT eContract sử dụng công nghệ mã hóa file hợp đồng bằng cặp khóa công khai nhờ đó tăng tính bảo mật khi các bên tham gia ký kết mới có quyền xuất file hợp đồng. Thêm vào đó, hợp đồng được ký qua VNPT eContract sẽ lưu trên blockchain đảm bảo về tính an toàn, bảo mật cũng như minh bạch và không thể sửa đổi. Vì vậy, lựa chọn VNPT eContract giúp hợp đồng doanh nghiệp tránh bị rò rỉ, đánh cắp thông tin.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng thương mại điện tử là gì, liệu doanh nghiệp có nên áp dụng trong kinh doanh.
Những thông tin về bảo mật hợp đồng cho doanh nghiệp trên hy vọng hữu ích với bạn. Khi công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng sử dụng hợp đồng điện tử đang là lựa chọn tốt giúp doanh nghiệp tăng tính bảo mật của hợp đồng. Hãy thử trải nghiệm hợp đồng điện tử để an tâm hơn về sự an toàn thông tin.
Discussion about this post