Trẻ em ra nhiều mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Tình trạng này ngày càng phổ biến nên được nhiều người quan tâm và lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ từ đó tìm cách xử lí tình trạng này ở trẻ nhỏ. Ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng đến các bệnh lí sau này.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Trẻ em ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu và lưng” và các phương pháp để khắc phục tình trạng này như thế nào? Đây cũng là tác nhân mang đến những loại bệnh cho trẻ như ốm đau, viêm nhiễm đường hô hấp, trẻ suy dinh dưỡng,…
Triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em

Trẻ em dưới năm tuổi thường ra nhiều mồ hôi ở đầu tóc cổ, phía sau lưng của trẻ. Việc đổ hôi trộm sẽ khiến bé khó chịu, bứt rút, chán ăn,… Đặc biệt trẻ em ra mồ hôi nhiều khi ngủ lúc còn nhỏ, trẻ thường quẩy khóc giữa đêm, thức giấc, không có giấc ngủ sâu,… từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ,… điều này khiến ba mẹ lo cho bé mắc bệnh gì nhưng đó là triệu chứng bình thường thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng ba mẹ cũng không nên quá chủ quan.
Với trẻ năm tuổi trở nên, bé thường đổ mồ hôi ở đầu, chân tay,… trong mọi thời tiết thì bé đang gặp phải chứng bệnh tăng tiết mồ hôi, tức là đổ mồ hôi quá nhu cầu cần thiết của cơ thể. Và sau đây là các triệu chứng của tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng như: trẻ khó thở hay thở hổn hển; mệt mỏi nhiều, lờ đờ không có sức sống; trẻ khó ngủ hay giật mình; đêm ngủ trẻ hay ngáy, tiêu chảy,… và một số triệu chứng khác. Với những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trẻ đang bị thiếu vitamin D, canxi, suy dinh dưỡng… và điều này có thể gây mất muối, mất nước, trẻ dễ bị cảm, viêm đường hô hấp, viêm da…
Nguyên nhân khiến trẻ chảy mồ hôi đầu và lưng

Và sau đây là một số nguyên nhân khiến trẻ em ra mồ hôi đầu và lưng nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
- Do trẻ đang trong giai đoạn phát triển hệ thần kinh nên trẻ ra mồ hôi trộm là điều bình thường
- Cơ chế tự điều hòa thân nhiệt của trẻ nhỏ ảnh hưởng đến sự ra mồ hôi trộm của trẻ nhỏ
- Do trẻ mắc chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm.
- Trẻ tiết ra mồ hôi để đều chỉnh thân nhiệt của trẻ nhỏ
- Do trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo, đắp chăn dày khi ngủ.
- Do không gian phòng ngủ của trẻ quá chật hẹp, thiếu không khí.
- Do trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu canxi, vitamin D…
- Trẻ ốm sốt hoặc mắc bệnh tuyến giáp, bệnh tim bẩm sinh, xơ nang, lao sơ nhiễm, bệnh nhiễm trùng khác.
- Trẻ chơi đùa quá mức hoặc bị căng thẳng nhiều.
Cách khắc phục trẻ em bị ra mồ hôi đầu nhiều và lưng

- Ba mẹ cho trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để phát hiện tình trạng thiếu chất dinh dưỡng của trẻ từ đó cho trẻ chế độ ăn uống phù hợp với trẻ
- Nếu trẻ bị béo phì, ba mẹ nên cho trẻ ăn ít đồ ngọt, mỡ,… thường xuyên cho trẻ tập thể dục thể thao
- Tạo không gian sống sạch sẽ và thoáng khí sẽ giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn, không bị ngột ngạt trong phòng
- Tránh cho trẻ mặc nhiều quần áo, đắp chăn quá dày khi đi ngủ
- Lau khô mồ hôi cho trẻ: khi trẻ chảy mồ hôi thường khiến bé bị cảm lạnh từ đó ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ
- Cho trẻ uống nước đầy đủ: tùy theo cân nặng của trẻ nên thường xuyên cho trẻ uống nhiều nước để bồi đắp lại lượng nước bị mất đi
- Thường xuyên nói chuyện với trẻ
Một số món ăn có thể giúp hạn chế trẻ em ra nhiều mồ hôi
- Cháo trai: Trai luộc chín, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non đã thái nhỏ, một chút mắm. Cho trẻ ăn từ 3 đến 5 ngày, mỗi ngày ăn 2 lần
- Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g luộc chính thái nhỏ, rễ cây hẹ 3g rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo 50g xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín thì cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn từ 3 đến 5 ngày, mỗi ngày ăn 1 lần
- Cháo cá quả: Lá mắc mật, cá quả 200g hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun nhỏ lửa, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá đun sôi
- Canh rau ngót: cho 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn.
- Cháo nếp cẩm: Trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo cho bé. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám.
Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn.
Nguồn tham khảo: https://huongrung.net
Bài viết liên quan bạn có lẻ bạn thích: