Mọi đứa trẻ đều đang dần trưởng thành, thế nên đôi lúc các bé thường hành động trái ý và từ chối lắng nghe những lời dạy bảo của người lớn. Những lúc trẻ bướng bỉnh như thế nếu bố mẹ phản ứng mà không suy nghĩ chỉ khiến thái độ của con trẻ càng thêm tiêu cực và bướng bỉnh.
Vậy phải làm gì trong tình cảnh này? Dưới đây là 5 cách dạy trẻ ngang bướng cùng lời khuyên dành cho bậc cha mẹ khi đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời.
Những đặc điểm của 1 đứa trẻ ngang bướng
Bố mẹ nên hiểu là không phải tất cả trẻ chỉ thích làm ý kiến của chúng đều là những đứa trẻ bướng bỉnh. Đôi khi, bé không hề bướng bỉnh mà chỉ là do con có chính kiến và cá tính mạnh. Đây thường là các bé thông minh, sáng tạo và độc lập. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ xem những hành động của con là quả quyết, có chính kiến hay là bướng bỉnh.
Ngược lại, đối với những con trẻ ngang bướng, bé chỉ cố chấp nghe theo ý kiến của mình và không thèm lắng nghe ý kiến của người khác. Cụ thể, một số đặc điểm mà những trẻ thường có là:
- Muốn được thừa nhận và lắng nghe, trẻ có thể tìm kiếm sự chú ý của bố mẹ thường xuyên
- Độc lập tới mức cực đoan
- Đòi làm những gì mình thích cho bằng được
- Rất dễ nổi giận hơn những đứa trẻ khác
- Thích làm mọi thứ theo ý thích của mình
Tại sao nhiều trẻ lại trở nên ngang bướng, lì lợm
Trước khi nắm được cách dạy trẻ ngang bướng, các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ trở nên bướng bỉnh thì mới có cách khắc phục hậu quả tốt nhất.
Trẻ được nuông chiều quá mức
Việc bố mẹ nuông chiều quá mức không còn là một điều xa lạ và đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng trẻ không nghe lời. Nuông chiều quá mức sẽ dần hình thành thói quen xấu cho trẻ, mỗi khi trẻ yêu cầu gì là phải được đáp ứng ngay. Và nếu những yêu cầu này không được chấp nhận, chúng sẽ cư xử khó chịu, phản kháng, ăn vạ, khóc nhè.
Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh
Môi trường sống, học tập và vui chơi sẽ tác động rất lớn đến tính cách cũng như hành vi của trẻ. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ cần tạo cho con một môi trường tốt nhất để trẻ có thể phát triển toàn diện, đồng thời hình thành nên những tính cách, hành vi cư xử đúng đắn nhất.
Cha mẹ tạo áp lực cho con
Nhiều bậc phụ huynh luôn đòi hỏi, yêu cầu con trẻ phải làm những việc vượt quá khả năng của trẻ. Nếu bố mẹ không có phương pháp dạy con đúng cách, chỉ biết dùng đòn roi, chửi mắng để răn đe, dạy bảo trẻ sẽ khiến trẻ trở nên bất mãn và phản kháng lại.
Cha mẹ không làm gương cho con
Hầu hết những đứa trẻ đều thích bắt chước các hành vi của người lớn, chúng vẫn chưa phân biệt được đúng sai nên vẫn ngây thơ làm theo những cha mẹ thường làm.
Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Do đó, các bậc phụ huynh có những hành vi, cư xử không đúng thì không thể đòi con phải ngoan ngoãn vâng lời, lễ phép.
5 cách dạy trẻ ngang bướng hiệu quả mà bố mẹ nên biết
Nếu biết cách dạy trẻ bướng bỉnh đúng cách, cha mẹ vừa có thể nuôi dưỡng tính độc lập cho con, vừa uốn nắn được những điểm chưa tốt của trẻ nhỏ. Với sự dẫn dắt đúng cách của phụ huynh, bé nhà bạn không những sẽ trở nên hợp tác, vâng lời hơn mà còn ngày càng thông minh và có chính kiến.
Lắng nghe, không tranh cãi
Nếu bạn muốn con trẻ vâng lời, lắng nghe mình, điều đầu tiên, bạn cần lắng nghe con trước. Nếu chúng cảm thấy tiếng nói của mình không được lắng nghe, giọng điệu của chúng có thể dần trở nên thách thức, bực bội và thiếu tôn trọng.
Vì thế, hãy để con làm người dẫn đường, dạy trẻ giữ bình tĩnh khi nóng giận và cho trẻ không gian để diễn đạt những ý muốn của chúng. Điều này sẽ giúp trẻ giải tỏa những phiền lòng, căng thẳng và từ đó bạn sẽ dễ dàng thuyết phục chúng theo ý bạn muốn.
Không áp đặt con
Nếu cha mẹ chỉ muốn con làm theo ý mình thì chỉ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh hơn mà thôi. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên kiểm soát chừng mực thái độ của mình cũng như hành vi đối xử của mình với trẻ.
Giữ bình tĩnh
Khi tranh luận với những đứa trẻ cứng đầu rất dễ khiến cha mẹ nổi nóng, la hét và quát mắng để át đi sự không nghe lời của con. Điều này chỉ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng. Một khi bạn cao giọng, con trẻ cũng sẽ phản kháng lại, hoặc khóc thét lên, rất dễ dàng khiến cuộc nói chuyện trở thành một trận chiến la hét.
Bạn đều đã là người trưởng thành, vì vậy, bạn nên giữ bình tĩnh và điều hướng giải pháp cho cuộc trò chuyện này. Hãy hít thở sâu, nghe nhạc, suy nghĩ kĩ lại… như vậy, trẻ cũng có thể bình tĩnh lại cùng với bạn.
Kỷ luật
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong cách dạy trẻ ngang bướng mà bậc phụ huynh cần ghi nhớ chính là kỷ luật. Hãy kiên quyết thiết lập những quy tắc và hình phạt cho trẻ, điều này sẽ giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn và cư xử phù hợp hơn.
Tôn trọng con
Cho dù con bạn vẫn chỉ là một đứa trẻ nhỏ, nhưng bé vẫn là một cá thể riêng biệt và có quyền được tôn trọng. Do đó, mỗi khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ đừng vội tức giận mà hãy đặt mình vào vị trí của con để xem những vấn đề mà con bất mãn với cha mẹ là gì. Bạn có thể làm theo những cách sau đây:
- Tìm kiếm sự hợp tác thay vì bắt con làm theo hướng dẫn
- Không từ chối cảm xúc và ý kiến của con, cũng tuyệt đối không được đánh giá thấp.
- Để con làm những việc con có thể tự làm thay vì làm mọi thứ cho con. Hãy nói với con rằng bạn tin tưởng con.
- Hãy là tấm gương cho con: đây là câu thần chú bạn cần nhớ và thực hiện.
Đôi khi, bạn có thể gặp khá nhiều khó khăn khi nuôi dạy một đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Đừng vội nản lòng mà hãy kiên nhẫn làm theo 5 cách dạy trẻ ngang bướng, dần dần con bạn sẽ trở nên ngoan ngoãn và trưởng thành hơn đấy
Discussion about this post