Kiểm tra nhãn mác, trọng lượng và kích thước chăn, quy trình giặt phù hợp, phơi dưới trời nắng… là một số bí quyết để giặt ruột chăn bông sạch như mới.
Chăn bông thường có kích thước và trọng lượng lớn, khó có thể làm sạch tại nhà. Tuy nhiên, với một số mẹo nhỏ mà Elambo chia sẻ sau đây, bạn sẽ dễ dàng giặt ruột chăn bông thơm và sạch như mới. Hãy cùng tìm hiểu cách giặt ruột chăn bông qua bài viết sau đây.
I. Kiểm tra nhãn mác được in kèm trên chăn
Thông thường, trên chăn sẽ đính kèm nhãn mác với các ký hiệu, nhằm hướng dẫn người dùng giặt chăn đúng cách.
Chăn được làm từ chất liệu là sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo, nếu có đính kèm nhãn giặt bằng tay thì mới phù hợp giặt bằng máy. Một số loại chăn được làm từ lụa thì chỉ nên giặt bằng tay, không nên giặt bằng máy để tránh làm hư hỏng chăn.
II. Kiểm tra kích thước và trọng lượng của chăn
Để phát huy tối đa công suất giặt, chăn mền có kích thước nhỏ hơn 180 x 230cm, trọng lượng ít hơn 4.7kg thì mới nên giặt bằng máy. Nếu chăn mền có khổ lớn, không cho vào được túi giặt thì không nên giặt bằng máy.
Hiện nay, hầu hết các máy giặt trên thị trường đều có khối lượng ít nhất khoảng 7kg. Vì vậy, máy giặt ở nhà bạn hoàn toàn có thể giặt được chăn bông một cách bình thường. Nếu bạn sở hữu chăn bông quá to và nặng thì nên đem đến cửa hàng giặt ủi.
III. Kiểm tra kĩ chăn bông trước khi giặt bằng máy
Khi giặt chăn bằng máy, bạn nên kiểm tra kĩ trong chăn có vật bám như tóc, chỉ, lông thú, những vật cứng… hay không? Nếu còn, hãy loại bỏ và làm sạch chăn, vì trong quá trình giặt, những vật này có thể khiến máy giặt bị hư hỏng.
IV. Chọn chu trình giặt phù hợp với chăn bông
Vì chăn bông thường có trọng lượng lớn, nặng và dày, do đó bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ, phù hợp và vắt chăn ở mức thấp. Nếu máy giặt nhà bạn cài đặt sẵn chương trình giặt chăn mền, thì nên chọn để phát huy tối đa hiệu quả làm sạch.
Lưu ý: Bạn nên cho một lượng bột giặt vừa phải, vì nếu sử dụng nhiều sẽ làm xà phòng tích tụ trong lớp bông, khó có thể làm sạch. Đồng thời, bạn nên chọn chế độ sấy khô của máy giặt, tuy không đảm bảo làm khô nước trong chăn, nhưng sẽ đẩy nhanh quá trình phơi khô, hạn chế được nấm mốc phát triển.
V. Giặt ruột chăn bông ít nhất 2 lần liên tiếp
Bạn nên để máy giặt ở chế độ giặt chăn 2 lần liên tiếp, nhằm đảm bảo xà phòng và nước xả đã được làm sạch hết, không còn tích tụ bên trong chăn.
VI. Cho bóng tennis vào máy trong thời gian sấy khô
Chăn bông sau khi giặt thường bị xẹp và không êm như lúc đầu, vì các sợi lông bên trong vẫn chưa khô hoàn toàn. Bạn có thể bỏ một quả bóng tennis vào máy sấy trong 30 phút cuối cùng. Bóng tennis sẽ giúp làm phồng chăn hiệu quả. Đồng thời, giúp không khí lưu thông dễ dàng và sấy khô hết sợi lông bên trong chăn.
VII. Giữ ruột chăn bông phẳng và phơi khô dưới nắng
Bước cuối cùng, bạn hãy giũ phẳng ruột chăn và phơi chỗ có ánh nắng. Ánh nắng tự nhiên giúp sấy khô hoàn toàn các sợi lông bên trong chăn và tiêu diệt các vi khuẩn, nấm mốc còn sót lại (nếu có).
Lưu ý: Bạn nên xem dự báo thời tiết trước khi chuẩn bị giặt chăn bông. Hãy giặt chăn vào buổi sáng của những ngày nắng to để đảm bảo chăn được phơi khô trong ngày.
Ruột chăn bông không khó để làm sạch như mới với những cách đơn giản mà ELAMBO đã chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích, giúp bảo quản và vệ sinh chăn bông một cách dễ dàng, hiệu quả.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ELAMBO
- Văn phòng đại điện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
- Hotline: 1900 88 66 43
- Email: elambovietnam2017@gmail.com
- Website: https://elambo.vn/
XEM THÊM
Discussion about this post