Đèn LED rọi ray là loại bóng đèn có phần chân kết nối với một thanh kim loại có tên gọi là thanh ray. Nhờ khả năng điều chỉnh hướng sáng dễ dàng đèn được ứng dụng vô cùng phổ biến tại các cửa hàng, shop quần áo,… Cùng tìm hiểu ngay cách bố trí và lắp đặt đèn rọi ray một cách hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.
1. Lợi ích của việc lắp đặt đèn LED rọi ray
1.1 Ánh sáng tập trung, cường độ ánh sáng cao
- Đèn LED rọi ray có đặc điểm là ánh sáng tập trung, cường độ cao, với chỉ số hoàn màu cao cho ánh sáng có màu sắc chân thực, vật thể trở nên sống động hơn.
- Điều này giúp làm nổi bật vật thể được chiếu sáng, tạo điểm nhấn cho không gian trưng bày.
- Các sản phẩm như quần áo, phụ kiện, tranh ảnh,…. được tia sáng tập trung chiếu vào sẽ làm nổi bật và ấn tượng những góc cạnh đẹp nhất của sản phẩm.
1.2 Điều chỉnh góc chiếu linh hoạt
- Đèn LED rọi ray có khả năng điều chỉnh góc chiếu linh hoạt, có thể di chuyển đèn trên thanh ray sẽ tạo khối cho vật thể thêm sắc nét, sống động và chân thực.
- Điều hướng ánh sáng và di chuyển đến đúng điểm cần chiếu sáng là ưu điểm lớn nhất của dòng đèn này.
- Đèn có thể xoay 90 độ xoay dọc, 350 độ xoay ngang mang đến sự tiện lợi và hữu ích vô cùng.
1.3 Tính linh động của thanh ray
- Đèn LED rọi ray được ưa chuộng trong các ứng dụng thương mại nhờ có 1 bộ phận linh động là thanh ray.
- Thanh ray đèn LED được thiết kế bằng nhôm và sơn tĩnh điện cách điện, rất an toàn khi sử dụng.
- Chúng được lắp đặt cố định trên mặt trần hoặc tường, bạn có thể thay đổi chiều dài thanh ray, lắp ghép tạo hình tùy theo nhu cầu sử dụng.
1.4 Cơ chế tản nhiệt thông minh
- Dòng đèn LED rọi ray sử dụng cơ chế tản nhiệt thông minh do dùng chất liệu vỏ hoàn toàn bằng nhôm.
- Được thiết kế đối lưu không khí và giúp tăng hiệu suất làm mát, giúp đèn bền và chịu lực hơn mọi chất liệu khác.
1.5 Đa dạng về ánh sáng và công suất
- Đèn rọi ray có ánh sáng đa dạng bao gồm 3 màu cơ bản: trắng, trắng ấm, trung tính phù hợp với nhiều không gian từ cổ điển, huyền bí, sang trọng tới hiện đại, năng động, sáng tạo.
- Ngoài sự đa dạng về màu sắc, đèn rọi ray còn có các công suất đa dạng từ những công suất nhỏ như 5w, 10w, 15w,… đến các công suất lớn hơn như 20w, 30w, 50w,…
>> Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng đèn LED rọi ray chiếu sáng trang trí cho không gian của mình, tham khảo ngay 99+ mẫu đèn LED rọi ray đầy đủ các loại công suất từ nhỏ đến lớn đang được ưu đãi lên đến 45% chỉ có tại HALEDCO.
2. Cách bố trí đèn LED rọi ray
2.1 Tính toán khoảng cách lắp đặt
- Khoảng cách lắp đặt cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho không gian được bố trí hợp lý, tạo điểm nhấn cho vật thể cần chiếu sáng.
- Khoảng cách từ đèn rọi đến vật chiếu sáng hợp lý nhất giao động từ 50 – 70cm là hợp lý.
- Với những không gian rộng bạn có thể sử dụng khoảng cách từ 30 – 50 tính từ mặt đèn rọi đến đồ vật chiếu sáng.
2.2 Lựa chọn màu sắc, ánh sáng phù hợp
- Với hai tông màu vỏ trắng – đen đèn rọi ray phù hợp với nhiều kiểu nhà khác nhau.
- Thông thường khách hàng hay sử dụng những màu vỏ đen khác với tông màu của trần điều này làm tôn được điểm nhấn của khu vực trang trí.
- Đối với không gian cổ điển, sang trọng ta nên sử dụng ánh sáng vàng.
- Những không gian phóng khoáng hơn ta nên lựa chọn ánh sáng trắng.
2.3 Tính công suất đèn theo không gian
- Đối với không gian trần cao (thông thường > 3m) bạn nên lựa chọn những mẫu đèn rọi ray có có công suất là 20 – 50w mới có thể đảm bảo được độ sáng.
- Đối với không gian có trần thấp từ 2m – 3m bạn nên lựa chọn đèn rọi ray công suất từ 12w – 20w
- Còn đối với các mẫu trần thấp hơn 2m chúng ta nên sử dụng đèn rọi ray có công suất 10w hoặc 7w để phù hợp với không gian cần chiếu sáng.
>> Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng đèn LED rọi ray trang trí chiếu sáng cho không gian trần thấp, tham khảo ngay 10+ mẫu đèn LED rọi ray 7w siêu sáng chính hãng giá rẻ đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
3. Hướng dẫn lắp đặt đèn LED rọi ray
- Bước 1: Kiểm tra đèn rọi ray và thanh ray để đảm bảo đèn có thể hoạt động bình thường.
- Bước 2: Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
- Bước 3: Cố định thanh ray trên vị trí cần lắp đặt.
- Bước 4: Luồn dây nguồn qua và bắt vít vào 2 cực bên trong hộp: Lắp vỏ hộp kết nối nguồn và vặn vít vào như ban đầu. Cố định dây dẫn điện bằng các vít đã có sẵn trong đầu thanh ray.
- Bước 5: Cài chân đèn vào thanh ray sau đó bịt đầu còn lại của thanh ray: Vặn nút để 2 bộ phận này nằm ở vị trí song song với thanh ray sau đó lắp chân đèn vào khe giữa của thanh ray và vặn nút trên thanh ray để đảm bảo chân giữ, chân đồng dẫn điện ở đế thanh ray đã được nằm vuông góc với thanh ray.
- Bước 6: Bật nguồn điện và điều chỉnh góc chiếu sáng theo nhu cầu chiếu sáng: Sau khi đã chắc chắn đèn rọi ray và thanh ray của bạn đã hoạt động ổn định, chúng ta tiến hành lắp đặt trên trần nhà.
Trên đây là cách bố trí và lắp đặt cũng như các ưu điểm nổi bật của đèn rọi thanh ray. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cách bố trí đèn hợp lý cho không gian của mình.
Thông tin liên hệ:
- Công ty TNHH Công Nghệ và Xúc Tiến Thương Mại HALEDCO
- VPGD HN: Số 3D2, KĐT Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm
- Chi Nhánh HCM: Số 546 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
- Chi Nhánh Đà Nẵng: Số 223, Nguyễn Tri Phương, P. Hòa Thận Nam, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Tel: 0332599699
- Website: https://haledco.com/
Xem thêm
Discussion about this post