Bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ đang băn khoăn không biết lên lịch ăn dặm 2 bữa cho bé như thế nào cho hợp lý đúng không ạ? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết nhé!
1. Vì sao cần lên lịch ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi?
Ngoài nguồn cung cấp dinh dưỡng chính là sữa mẹ, bé 6 tháng tuổi cần bổ sung thêm những loại thực phẩm khác để phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, mẹ nên cho bé ăn dặm theo lịch cụ thể ngay từ những ngày đầu tiên, để bé nhận được những lợi ích như sau:
- Cung cấp đủ dưỡng chất: Mẹ chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé từ 4 nhóm thực phẩm khác nhau: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Nhờ vậy, bé có đủ năng lượng để hoạt động, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh, cải thiện tốt nhận thức và trí tuệ.
- Định hình thói quen: Mẹ lên lịch ăn cụ thể và tuân thủ mỗi ngày để bé rèn luyện thời gian biểu sinh hoạt phù hợp. Đây cũng là cách giúp cơ thể bé hấp thu tối đa các dưỡng chất.
- Nâng cao khả năng ăn thức ăn thô, khả năng nhai và nuốt: Mẹ chuẩn bị thức ăn thô tùy theo độ tuổi của bé. Trong mỗi bữa ăn, bé bắt đầu làm quen với hương vị của từng loại thực phẩm, tăng khả năng phân biệt và nhận thức.
2. Lịch ăn dặm 2 bữa cho bé từ 6 tháng tuổi
Mẹ chưa biết cách lên lịch ăn dặm 2 bữa như thế nào cho bé 6 tháng tuổi? Đừng lo lắng mẹ nhé, mời mẹ đọc tiếp những thông tin dưới đây:
2.1. Lịch ăn dặm cho bé trong 2 tuần đầu tiên
Trong 2 tuần đầu tiên, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm 1 bữa mỗi ngày để bé làm quen dần với thức ăn ngoài sữa. Thời gian biểu của bé có thể sắp xếp như sau:
Thời gian | Hoạt động |
7 – 8 giờ sáng | Mẹ gọi bé thức dậy và cho bé bú sữa. |
9 giờ 30 phút – 10 giờ sáng | Mẹ chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé, có thể là bột xay với nhiều loại thực phẩm khác nhau như: thịt, cá, rau xanh… và cho bé ăn |
11 giờ trưa | Mẹ cho bé bú sữa và dỗ bé ngủ trưa. |
2 giờ chiều | Mẹ gọi bé dậy và cho bé bú. Sau đó, mẹ cho bé thoải mái vui chơi, khám phá thế giới. |
5 giờ chiều | Mẹ cho bé bú và ngủ giấc ngắn. |
8 giờ tối | Mẹ cho bé bú. |
8 giờ 30 phút – 9 giờ tối | Mẹ dỗ bé ngủ. |
Lưu ý cho mẹ: Ngoài việc lên lịch ăn dặm chi tiết, mẹ đừng quên bỏ túi các nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách để bé yêu hợp tác ăn dặm, phát triển khoẻ mạnh nhé! |
2.2. Lịch ăn dặm cho bé trong những tuần tiếp theo
Sau khi đã quen dần với thức ăn ngoài sữa mẹ, mẹ tăng lên 2 bữa ăn dặm mỗi ngày với lượng thức ăn tùy thuộc vào nhu cầu của bé. Mẹ có thể sắp xếp thời gian biểu như sau:
Thời gian | Hoạt động |
7 giờ – 8 giờ sáng | Mẹ gọi bé thức dậy, cho bé bú sữa. |
9 giờ 30 phút – 10 giờ sáng | Mẹ cho bé ngủ giấc ngắn. Trong thời gian này, mẹ tranh thủ chuẩn bị thức ăn dặm. |
10 giờ 30 phút sáng | Mẹ gọi bé dậy, cho bé ăn dặm. Mẹ có thể chuyển dần từ bột xay sang cháo xay với các thực phẩm khác để bé tăng khả năng nhai và nuốt. |
11 giờ trưa | Mẹ cho bé bú và dỗ bé ngủ trưa. |
2 giờ chiều | Mẹ gọi bé dậy và cho bé bú. Sau đó, mẹ cho bé thoải mái, tự do vui chơi, khám phá thế giới. |
5 giờ chiều | Mẹ cho bé ăn dặm bữa thứ 2 trong ngày. Mẹ có thể thay đổi thực đơn mỗi bữa để kích thích vị giác, tạo hứng thú khi bé thưởng thức đồ ăn. |
8 giờ tối | Mẹ cho bé bú. |
8 giờ 30 phút – 9 giờ tối | Mẹ dỗ bé ngủ. |
3. Nguyên tắc cho bé ăn dặm mẹ nên ghi nhớ
Khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm, mẹ nên ghi nhớ thuộc lòng các nguyên tắc sau nhé:
- Tuân thủ theo lịch ăn dặm của bé: Mẹ sắp xếp thời gian cho bé ăn dặm, bú sữa, ngủ nghỉ và vui chơi đúng giờ để bé quen dần với đồng hồ sinh học, phát triển nhận thức và tăng cường sức khỏe.
- Thức ăn dặm đặc dần: Trong thời gian gian đầu, mẹ cho bé ăn thức ăn được xay nhuyễn tốt cho hệ tiêu hóa. Về sau, mẹ chuẩn bị thức ăn thô, đặc tỷ lệ thuận theo độ tuổi để bé phát triển khả năng nhai và nuốt.
- Thay đổi thức ăn dặm mỗi ngày: Nếu ăn một món liên tục nhiều ngày, bé sẽ nhanh chán, dần dần có xu hướng sợ ăn, biếng ăn. Vì vậy, mẹ nên thay đổi đồ ăn dặm cho bé thường xuyên để kích thích vị giác của bé, giúp bé hứng khởi hơn trong mỗi bữa ăn nhé!
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin để mẹ lên lịch ăn dặm 2 bữa cho bé 6 tháng tuổi một cách hợp lý nhất. Nếu trong quá trình chăm con, mẹ còn bất kỳ chia sẻ hay băn khoăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng trả lời mẹ nhanh nhất có thể nhé!
Discussion about this post