Ít ai biết rằng, bệnh hen suyễn có nguy cơ gây loãng xương cao và chúng nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hen suyễn ngày càng phổ biến trên thế giới, số người bị hen suyễn ở Mỹ lên tới 15 triệu người. Các yếu tố môi trường như ô nhiễm, dị ứng, khói bụi, stress là những nguyên nhân khiến tỷ lệ hen suyễn tăng cao.
Hen suyễn ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp như thế nào? Bệnh loãng xương và hen suyễn có mối quan hệ gì với nhau? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm các loại bệnh khác: https://meohayaz.com/suc-khoe/cac-loai-benh
Loãng xương là bệnh lý gì?
Bệnh loãng xương là hiện tượng sức khỏe xương khớp suy giảm, xương trở nên yếu dần, dễ bị gãy nứt. Loãng xương có thể gây gãy xương, là một trong những nguyên nhân dẫn tới tàn tật.
Có tới ⅓ số phụ nữ và ⅛ nam giới trên 50 tuổi trên thế giới có nguy cơ loãng xương. Các vùng xương cột sống, xương đùi, cổ tay là các vùng xương dễ bị loãng. Bệnh loãng xương thường phát triển ngầm, khó phát hiện trong giai đoạn đầu bởi người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi giống việc thế thế không đúng, vận động mạnh,…
Nguyên nhân gây loãng xương có thể do một số yếu tố:
- Khung xương nhỏ và mỏng
- Yếu tố di truyền, tiền sử bệnh xương khớp gia đình
- Phụ nữ bị mãn kinh hoặc vô kinh có nguy cơ loãng xương cao
- Chế độ ăn thiếu canxi
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích
- Tác dụng phụ của một số dược phẩm
Loãng xương là hiện tượng phổ biến xuất hiện theo tuổi tác. Tuy nhiên, với chế độ sinh hoạt, ăn uống, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi loãng xương và quá trình tiến triển bệnh. Vì sao hen suyễn có thể gây loãng xương?
Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao, đặc biệt là loãng xương phần cột sống. Người bị bệnh hen suyễn phải sử dụng nhiều thuốc chống viêm trong quá trình điều trị như glucocorticoid. Khi chất này hấp thụ vào cơ thể, canxi trong các thực phẩm sẽ bị suy giảm, lượng canxi trong thận gia tăng, giảm hình thành và phát triển xương.
Đặc biệt nghiêm trọng, sử dụng hơn 7.5mg thuốc chống viêm mỗi ngày có thể gây mất xương. Corticosteroid có thể ngăn cản quá trình sản xuất hormone ở các đối tượng cả nam và nữ. Thiếu hụt hormone gây hụt xương, suy yếu cơ, dễ khiến xương bị gãy, nứt và ngã.
Một số triệu chứng xuất hiện khi bị loãng xương như:
- Đau lưng do xuất hiện vết nứt hoặc đốt xương sống bị sụp.
- Chiều cao suy giảm, dáng điệu bị gật gù
- Gãy nứt đốt sống cổ tay, hông, hoặc các phần xương khác
Tham khảo bài viết: Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Phòng ngừa loãng xương như thế nào
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D là vô cùng cần thiết đối với chăm sóc sức khỏe xương khớp, tăng sức mạnh và sự phát triển của xương. Canxi có trong các thực phẩm như sữa, rau xanh đậm, hoa quả đậm màu, thức uống, thực phẩm chức năng chứa canxi.
Vitamin D tăng khả năng hấp thụ canxi, vitamin D có ngay trong ánh nắng mặt trời hoặc các thực phẩm như rau xanh, hoa quả.
Bên cạnh đó, người bị loãng xương cũng cần duy trì trọng lượng cơ thể, tránh gây áp lực lên cơ và xương. Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn, cà phê, nước uống có ga,…
Tập luyện thể dục thể thao
Các bài tập tốt cho xương như tập tạ, đạp xe, đi bộ ảnh hưởng tốt tới cơ xương, phòng ngừa loãng xương.
Kiểm tra mật độ xương
Các bài kiểm tra mật độ xương giúp đo mức độ xương ở các cơ quan chức năng trong cơ thể. Các kiểm tra này giúp kiểm soát chứng loãng xương, dự đoán khả năng loãng xương, gãy nứt.
Dùng thuốc điều trị loãng xương
Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị loãng xương phổ biến như alendronate, risedronate, ibandronate, raloxifene, calcitonin,… Ngoài ra, đối với phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, liệu pháp tăng hormone estrogen cũng cải thiện loãng xương đáng kể.
Bệnh nhân hen suyễn cũng cần điều trị cải thiện bệnh hen suyễn để giảm nguy cơ loãng xương bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.
Bài viết trên được cung cấp bởi Dược sĩ, Cố vấn y khoa của Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA. Bạn đọc có thể tham khảo các thông tin sức khỏe tổng hợp trên website thaythuocnam.com.vn.