Vitamin C là một loại dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, là một chất xúc tác cho quá trình sản xuất collagen giúp tăng cường độ đàn hồi, độ bền vững của thành mạch từ đó ngăn ngừa tổn thương mạch máu do bệnh tiểu đường gây ra. Vậy vitamin C có nhiều trong thực phẩm dinh dưỡng nào cùng Meohyaz.com tìm hiểu trong bài viết Top 4 loại hoa quả chứa vitamin C nhé!
1. Quả cam
Lượng vitamin C trong một trái cam 100g vào khoảng 59,1 mg. Một quả cam cỡ trung bình chứa tới 90% lượng vitamin cần thiết hàng ngày của cơ thể, có tác dụng cân bằng tâm lý, hạn chế mệt mỏi, giúp người bệnh hạn chế gia tăng đường huyết.
Cách dùng: Người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống đều được. Nhưng nên ăn trực tiếp vì khi ép sẽ làm mất đi một số chất xơ lành mạnh và làm tăng lượng đường trong máu hơn.
Lượng dùng: chỉ nên ăn tối đa 3 quả cam hoặc uống 120ml nước cam mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng:
- Nên ăn hoặc uống nước cam vào lúc không có cảm giác no hoặc đói, thời điểm thích hợp nhất là 2 giờ sau ăn.
- Không nên cho thêm đường vào nước cam hay dùng nước cam đóng chai
- Có thể uống ngay 1 ly nước cam (120ml) khi bị hạ đường huyết để ổn định lượng đường trong máu.
- Không uống sữa gần lúc ăn cam
2. Bưởi
Bưởi là loại có họ với cam nên hàm lượng vitamin C trong bưởi cũng khá cao. Một nửa quả bưởi có chứa khoảng 45mg vitamin C và chỉ cần 1/2 trái bưởi đã cung cấp đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C trong bưởi rất hữu ích cho việc tăng cường và duy trì sự bền vững của thành mạch, ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường.
Cách dùng: Người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống.
Lượng dùng: nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày, tương đương với mỗi ngày một quả. Nếu dùng nước ép bưởi thì nên dùng trung bình 2-4 múi mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng:
- Nên ăn sau bữa chính 2 – 3 tiếng.
- Không nên ăn bưởi khi uống các loại thuốc như: benzodiazepine giải lo âu, nhóm thuốc statin để hạ mỡ máu…
3. Dứa
Dứa cũng là một trong những loại quả mang lại nguồn vitamin C dồi dào. Trong 100g dứa có 47,8mg vitamin C, cung cấp khoảng 50% lượng vitamin C thiết yếu mỗi ngày giúp người bệnh tiểu đường tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, ổn định đường huyết.
Cách dùng: Nên ăn trực tiếp hơn là dùng nước ép dứa
Lượng dùng: không nên ăn quá 1/2 quả mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng:
- Nên ăn cùng các loại thực phẩm ít carbohydrate như bông cải xanh, rau bịa hoặc nhiều protein như thịt gà, trứng…
- Không nên ăn dứa trong bữa ăn vì sẽ làm giảm vị ngon của các món ăn.
- Không nên dùng cho người bệnh tiểu đường bị đau dạ dày, tăng huyết áp, hen phế quản.
Xem thêm: Tiểu đường có ăn được dứa không? Cách dùng dứa đúng cho người bệnh
4. Táo
Táo là loại trái cây phổ biến nhất thế giới với nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa khác nhau. Trong 1 quả táo cỡ trung bình (khoảng 186g) cung cấp 14% nhu cầu vitamin C tiêu thụ hàng ngày. Ăn táo thường xuyên giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết, giảm biến chứng.
Cách dùng: Nên ăn trực tiếp hoặc dùng làm salad.
Liều dùng: Theo khuyến cáo, người bị tiểu đường chỉ nên ăn một quả táo mỗi ngày để không làm tăng đường huyết.
Lưu ý khi dùng:
- Nên ăn cả vỏ vì lượng chất xơ chứa nhiều ở phần vỏ táo
- Tránh dùng nước ép táo do lượng chất xơ ít, lượng carbohydrate cao.
Ngoài các loại trái cây trên còn có những loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Hãy bổ sung vào trong chế độ ăn của mình những loại quả phù hợp nhất để có cơ thể khỏe mạnh, hạn chế biến chứng về mạch máu ở người bệnh tiểu đường.
Discussion about this post